Bảo hiểm thân tàu cá + Ngư lưới cụ

BẢNG TÓM TẮT VỀ SẢN PHẨM

(Chi tiết xin vui lòng xem tại Quy tắc bảo hiểm thân tàu cá + Ngư lưới cụ)

1. Tên sản phẩm Bảo hiểm thân tàu cá + Ngư lưới cụ
2. Mã nghiệp vụ
3. Đối tượng bảo hiểm Thân tàu (bao gồm: vỏ tàu, máy tàu, các trang thiết bị hàng hải, máy móc thiết bị dùng để chế biến thủy sản hay nghiên cứu khoa học…).

Ngư lưới cụ và trang thiết bị đánh bắt thủy sản.

4. Người được bảo hiểm  Người được bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm thân tàu cá theo một trong hai điều kiện bảo hiểm A hoặc B

a) ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM “A” ĐỐI VỚI THÂN TÀU

– Tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận xảy ra đối với thân tàu được bảo hiểm là hậu quả gây ra bởi những nguyên nhân trực tiếp

– Những chi phí cần thiết và hợp lý

b)  ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM “B” ĐỐI VỚI THÂN TÀU

– Tổn thất toàn bộ (thực tế và ước tính) đối với thân tàu được bảo  hiểm là hậu quả gây ra bởi những nguyên nhân trực tiếp

– Những chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ tàu phải gánh chịu trong việc hạn chế tổn thất có thể dẫn đến khiếu nại đòi bồi thường

Xem chi tiết tại đây

5. Phạm vi bảo hiểm – Tàu buộc phải chạy bằng buồm hay động cơ hoặc kết hợp cùng một lúc cả hai loại đó trong hoàn cảnh và lý do chính đáng.

– Lai kéo và trợ giúp tàu khác khi gặp tai nạn.

– Tàu được bảo hiểm đâm va với tàu cùng chủ hoặc cùng quyền quản lý hoặc được những tàu như vậy cứu hộ

– Tàu được bảo hiểm cả trong trường hợp có sự thay đổi về phạm vi hoạt động, về việc đánh bắt hải sản, về việc lai dắt không theo tập quán, với điều kiện Người được bảo hiểm phải thỏa thuận trước và nộp thêm phí bảo hiểm theo yêu cầu của BẢO MINH

6. Các loại trừ bảo hiểm – Tàu không đủ khả năng hoạt động, không có giấy phép hoạt động hoặc hoạt động ngoài phạm vi qui định, giấy phép đăng kiểm bị đình chỉ, hết hạn hoặc cho chạy tạm khi đã đến kỳ hạn kiểm tra tàu.

– Người được bảo hiểm hoặc người thừa hành như đại lý, đại diện hoặc thuyền trưởng, sĩ quan hoặc thuyền viên có hành động cố ý.

– Vi phạm lệnh cấm do nhà chức trách ban hành, vi phạm nghiêm trọng luật lệ giao thông hoặc hoạt động đánh bắt hải sản trái phép.

– Thuyền trưởng, máy trưởng không có bằng theo qui định hoặc tai nạn xảy ra do những người này say rượu bia, ma túy hoặc các chất kích thích tương tự khác.

Các loại trừ bảo hiểm khác xem tại đây

7. Quyền lợi người được bảo hiểm
8. Thời hạn bảo hiểm Thời hạn bảo hiểm tính theo năm dương lịch dài nhất là mười hai tháng, ngắn nhất không dưới ba tháng.

Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm, nhưng với điều kiện Người được bảo hiểm đã nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo qui định ở Mục 10 (Phí bảo hiểm và thời hạn thanh toán) dưới đây.

1. Phí bảo hiểm:

Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở biểu phí chung của BẢO MINH áp dụng cho từng loại tàu hoặc nhóm tàu theo các điều kiện bảo hiểm cụ thể, phí bảo hiểm có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tình hình tổn thất hàng năm của các đội tàu tham gia bảo hiểm.

2. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm:

– Đối với những tàu bảo hiểm theo thời hạn một năm, phí bảo hiểm được nộp làm một kỳ hoặc nhiều kỳ theo thỏa thuận giữa Người được bảo hiểm và BẢO MINH nhưng nhiều nhất không quá bốn kỳ (ba tháng/kỳ) và được nộp trong vòng mười ngày đầu mỗi kỳ.

– Đối với những tàu bảo hiểm theo thời hạn từ sáu tháng đến dưới một năm, phí bảo hiểm được nộp làm một hoặc hai kỳ, theo thỏa thuận giữa Người được bảo hiểm và BẢO MINH trong vòng mười ngày đầu mỗi kỳ được ghi trên giấy thông báo thu phí bảo hiểm.

– Đối với những tàu bảo hiểm theo thời hạn dưới sáu tháng, phí bảo hiểm được nộp toàn bộ một lần ngay khi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm.

– Trường hợp tàu còn thời hạn bảo hiểm và phí chưa đến kỳ nộp mà tàu bị tổn thất toàn bộ thì Người được bảo hiểm có trách nhiệm nộp toàn bộ số phí còn lại cho Người bảo hiểm trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày Người được bảo hiểm gửi thông báo tàu bị tổn thất toàn bộ cho BẢO

– Trường hợp Người được bảo hiểm không nộp phí bảo hiểm theo đúng qui định, ngoài việc chấm dứt hiệu lực bảo hiểm như qui định ở Điểm trên đây, Người được bảo hiểm vẫn phải nộp số phí cho thời gian đã bảo hiểm đồng thời phải nộp thêm một khoản tiền lãi theo tỷ lệ lãi suất vay ngân hàng quá hạn cuả số phí phải thanh toán cho thời gian chậm trả mặc dù tàu có bị tổn thất hay không.

1. Giám định tổn thất:

– Khi nhận được thông báo về tổn thất và giấy yêu cầu giám định của Người được bảo hiểm hoặc người đại diện của Người được bảo hiểm, BẢO MINH hoặc người được BẢO MINH ủy quyền sẽ tiến hành giám định tại chỗ với sự có mặt của thuyền trưởng, những nhân chứng có liên quan và đại diện chủ tàu để xác định nguyên nhân, mức độ hư hỏng và tổn thất.

– Phí giám định do người yêu cầu giám định trả và được bồi hoàn khi giải quyết bồi thường nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

– Không có biên bản giám định của BẢO MINH hoặc của người được BẢO MINH ủy quyền, BẢO MINH có quyền từ chối giải quyết bồi thường toàn bộ hoặc một phần số tiền khiếu nại, trừ khi đã có thỏa thuận khác bằng văn bản.

2. Thông báo về giá cả và nơi sửa chữa tàu:

– Người được bảo hiểm phải thông báo cho BẢO MINH biết trước mọi dự kiến về giá cả và nơi sẽ đưa tàu đến sửa chữa hư hỏng thuộc trách nhiệm bảo hiểm. BẢO MINH có quyền tham gia ý kiến và quyết định về nơi sửa chữa, giá cả và giám sát việc sửa chữa.

– Nếu Người được bảo hiểm vi phạm qui định của điều này, BẢO MINH có quyền chế tài số tiền bồi thường.

3. Hồ sơ khiếu nại bồi thường:

Khi yêu cầu BẢO MINH bồi thường, Người được bảo hiểm phải cung cấp cho Người bảo hiểm những tài liệu sau:

  1. Giấy yêu cầu bồi thường của Người được bảo hiểm,
  2. Giấy chứng nhận bảo hiểm,
  3. Biên bản giám định của BẢO MINH hoặc người được BẢO  MINH ủy quyền,
  4. Giấy chứng nhận mất tàu của cơ quan có thẩm quyền (trường hợp tàu bị mất tích) hoặc giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá,
  5. Biên bản tai nạn do chính quyền địa phương hoặc công an lập (trường hợp tai nạn liên quan đến người, tàu và tài sản của người thứ ba),
  6. Hóa đơn chứng từ liên quan đến những chi phí đòi bồi thường,
  7. Kháng nghị hàng hải, báo cáo tai nạn hoặc tổn thất có xác nhận của chính quyền nơi xảy ra tai nạn, hoặc bến đến đầu tiên (nếu tai nạn xảy ra khi tàu đang trên hành trình),
  8. Thư khiếu nại và toàn bộ tài liệu, chứng từ liên quan đến người thứ ba (nếu có),
  9. Những chứng từ liên quan khác (trích sao nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký thời tiết, sổ hành trình, giấy phép di chuyển lực lượng khai thác thủy sản, các giấy tờ Đăng kiểm hay giấy tờ khác của tàu…. tùy theo từng vụ việc cụ thể).

Sau khi BẢO MINH nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại nói trên của Người được bảo hiểm, nếu trong vòng bảy ngày mà không có yêu cầu gì thêm thì hồ sơ khiếu nại đó được coi là đầy đủ và hợp lệ.

4. Bồi thường trên và dưới giá trị thực tế thân tàu:

  1. Nếu giá trị tàu tham gia bảo hiểm vượt quá giá trị thực tế, BẢO MINH sẽ bồi thường tổn thất toàn bộ theo giá trị thực tế của tàu.
  2. Nếu giá trị tàu tham gia bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế thì:

– BẢO MINH sẽ bồi thường tổn thất toàn bộ theo giá trị tham gia bảo hiểm của tàu.

– BẢO MINH sẽ bồi thường những tổn thất bộ phận của thân tàu (kể cả những chi phí theo Điểm 2.1.2 trên đây) theo tỷ lệ giữa giá trị bảo hiểm với giá trị thực tế của tàu. Quy định này chỉ áp dụng trong trường hợp tàu bảo hiểm theo điều kiện “A”.

5. Tổn thất toàn bộ thân tàu:

– Tổn thất toàn bộ thân tàu nói trong Qui tắc này bao gồm cả tổn thất toàn bộ thực tế và ước tính:

– Tàu bị hủy hoại hoàn toàn không thể phục hồi được, cũng như tàu bị mất tích nếu như đã quá thời gian ba tháng không nhận được tin tức gì về tàu đó đều coi là tổn thất toàn bộ thực tế.

– Tàu bị hư hỏng mà xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ, hoặc toàn bộ chi phí sửa chữa phục hồi, chi phí trục vớt   cứu hộ và các chi phí khác vượt quá giá trị bảo hiểm thì được xác định là tổn thất toàn bộ ước tính. Trường hợp này nếu Người được bảo hiểm muốn từ bỏ tàu phải làm giấy thông báo từ bỏ tàu cho BẢO MINH. Chỉ riêng đối với trường hợp bảo hiểm theo điều kiện “A”, nếu việc từ bỏ không được chấp nhận, BẢO MINH sẽ giải quyết bồi thường phần tổn thất bộ phận thuộc  trách nhiệm bảo hiểm.

– Khi đã bồi thường tổn thất toàn bộ thân tàu, BẢO MINH được quyền sở hữu, thu hồi và xử lý xác tàu đó trừ trường hợp BẢO MINH từ chối quyền này.

6. Tổn thất bộ phận thân tàu:

– Trong mọi trường hợp, trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản, BẢO MINH chỉ thanh toán bồi thường cho từng giá trị riêng biệt của bộ phận sửa chữa hoặc thay thế. Sau khi bồi thường bộ phận thay thế, BẢO MINH có quyền sở hữu, thu hồi bộ phận đó.

– Trong mọi trường hợp, nếu tàu bị tổn thất bộ phận chưa được sửa chữa mà sau đó lại xảy ra tổn thất toàn bộ trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực thì BẢO MINH chỉ giải quyết bồi thường tổn thất toàn bộ.

7. Mức khấu trừ:

– Trên cơ sở mức khấu trừ ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm, khi thanh toán bồi thường BẢO MINH sẽ khấu trừ số tiền này đối với mỗi vụ tổn thất đã được chấp thuận bồi thường.

– Những khiếu nại tổn thất dưới mức khấu trừ được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm không thuộc trách nhiệm của BẢO MINH

– Trường hợp xảy ra tổn thất thân, vỏ, máy móc, trang thiết bị của tàu mà nguyên nhân gây ra được qui một phần hoặc toàn bộ do sơ suất của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ thì ngoài mức khấu trừ ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm BẢO MINH sẽ khấu trừ thêm 10% số tiền đã được chấp nhận bồi thường. Quy định này không áp dụng đối với tổn thất toàn bộ, trừ khi có thỏa thuận khác.

8. Thời hạn thanh toán bồi thường:

– Đối với khiếu nại thuộc trách nhiệm bảo hiểm, BẢO MINH phải trả lời trong vòng mười lăm ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại có căn cứ pháp lý của Người được bảo hiểm.

– Trường hợp BẢO MINH có văn bản từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường thì trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày gửi giấy báo từ chối, nếu Người được bảo hiểm không có ý kiến gì thì coi như đã chấp nhận sự từ chối bồi thường của BẢO

– Nếu Người được bảo hiểm chỉ mới chấp nhận một phần của toàn bộ số tiền khiếu nại thì BẢO MINH sẽ bồi thường trước phần đó và số tiền còn lại sẽ được tiếp tục xem xét, giải quyết khi Người được bảo hiểm có văn bản, chứng từ chứng minh thêm hoặc thỏa thuận với BẢO MINH về số tiền đòi bồi thường.

9. Chuyển quyền đòi bồi thường:

– Trường hợp tàu bị tổn thất có liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba, Người được bảo hiểm phải chỉ thị cho thuyền trưởng thực hiện đầy đủ những nguyên tắc, thủ tục theo luật pháp và tập quán hàng hải đã được quy định để bảo lưu quyền khiếu nại người thứ ba cho BẢO

– Những tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm do người thứ ba gây ra, Người được bảo hiểm phải chuyển quyền đòi bồi thường cho BẢO MINH, cung cấp tất cả những giấy tờ cần thiết có liên quan và hỗ trợ BẢO MINH tranh chấp với người thứ

– Nếu Người được bảo hiểm không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo lưu quyền khiếu nại cho BẢO MINH hoặc không thực hiện đầy đủ những quy định trong Điểm 9.2 trên đây, BẢO MINH sẽ từ chối bồi thường một phần hoặc toàn bộ số tiền khiếu nại.