Bảo hiểm mọi rủi ro cho tài sản
BẢNG TÓM TẮT VỀ SẢN PHẨM
(Chi tiết xin vui lòng xem tại Quy tắc Bảo hiểm mọi rủi ro cho tài sản) |
|
1. Tên sản phẩm | Bảo hiểm mọi rủi ro cho tài sản |
2. Mã nghiệp vụ | |
3. Người được bảo hiểm | Người được bảo hiểm là chủ sở hữu tài sản, bao gồm các đồng sở hữu và đối tác có quyền lợi liên quan, người cầm cố, thế chấp hoặc nhận cầm cố thế chấp, người cho thuê và đi thuê, người được ủy thác bảo quản tài sản, người cung cấp dịch vụ liên quan đến tài sản, người thuê nhà, các bên trong hợp đồng mua bán… |
4. Tài sản được bảo hiểm | Mọi tài sản vật chất hữu hình có khả năng bị tổn thất, thiệt hại, hủy hoại và có thể tính được bằng tiền, bao gồm:
– Bất động sản (loại trừ đất) là các kiến trúc xây dựng, lắp đặt – Động sản gồm máy móc thiết bị gắn với bất động sản, các loại máy móc thiết bị; hàng hóa gồm thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, sổ sách kế toán, bản vẽ, mô hình, các tài sản khác không bị Đơn bảo hiểm loại trừ trong phần “Các tài sản bị loại trừ”. Đơm bảo hiểm cũng có thể được mở rồn để bảo hiểm cho các tài sản như tiền, vật quý hiếm, sách quý hoặc các tác phẩm nghệ thuật. |
5. Rủi ro được bảo hiểm | Đơn bảo hiểm “Mọi rủi ro tài sản” không nêu tên rủi ro được bảo hiểm. Các rủi ro không được bảo hiểm sẽ được nêu rõ trong phần “Các rủi ro bị loại trừ”, bao gồm các rủi ro được bởi loại bảo hiểm khác (ví du: rủi ro liên quan đến xe cộ, trộm cướp, xây dựng lắp đặt, tiền…), các rủi ro mang tính hiển nhiên không thể tránh khỏi (ví dụ, hao mòn tự nhiên do máy móc hoạt động, sét giử, thay đổi màu sắc…). Các rủi ro được bảo hiểm, vì vậy, bao gồm (nhưng không bị giới hạn đối với):
Cháy & Sét đánh, Nổ, Máy bay hoặc thiết bị bay rơi. Bạo động, đình công, bể xưởng. hành động ác ý, Động đát hoặc núi lửa phun trào, Giông bão, lũ lụt, Vỡ tràn nước từ bể, thiết bị chứa hoặc ống nước, Xe cộ hoặc gia súc đâm va, Đất trượt, Rò rỉ nước từ hệ thống chữa cháy tự động, Cháy do tự lên men tỏa nhiệt, Lửa cháy ngầm dưới đất, và các rủi ro thiệt hại vật chất bất ngờ không lường trước được xảy ra cho các tài sản mà không bị đơn bảo hiểm loại trừ. Một số rủi ro bị loại trừ có thể được mở rộng bảo hiểm theo đề nghị của Người được bảo hiểm
|
6. Các loại trừ bảo hiểm | Xem chi tiết tại Quy tắc Bảo hiểm mọi rủi ro cho tài sản |
7. Phí bảo hiểm | Là tỷ lệ phần trăm số tiền bảo hiểm mà Người được bảo hiểm phải trả cho Người bảo hiểm để được bảo hiểm. Ví dụ: $100.000 x 0,1% = $100. Phí bảo hiểm được thanh toán một lần hoặc nhiều lần theo sự thỏa thuận với Người bảo hiểm |
8. Thời hạn bảo hiểm | Thời hạn bảo hiểm tiêu chuẩn là 12 tháng, nhưng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn theo yêu cầu của Người được bảo hiểm. Khi đó, phí bảo hiểm được áp dụng theo biểu phí ngắn hạn |
Phí bảo hiểm
Là tỷ lệ phần trăm số tiền bảo hiểm mà Người được bảo hiểm phải trả cho Người bảo hiểm để được bảo hiểm. Ví dụ: $100.000 x 0,1% = $100. Phí bảo hiểm được thanh toán một lần hoặc nhiều lần theo sự thỏa thuận với Người bảo hiểm
Các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm được tính dựa trên các yếu tố sau
– Số tiền bảo hiểm/Mức trách nhiệm yêu cầu tham gia bảo hiểm
– Tính chất của loại rủi ro được bảo hiểm (có bảo hiểm trộm cướp, tiền, lòng trung thành, hư hỏng máy móc..)
– Các mức trách nhiệm của điều khoản mở rộng bảo hiểm
– Mức miễn bồi thường lựa chọn
– Chất lượng quản lý rủi ro của khách hàng tại địa điểm được bảo hiểm
– Lịch sử tổn thất
– Các hoạt động sản xuất kinh doanh và mục đích sử dụng tài sản
Cách thức bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là mức trách nhiệm bồi thường tối đa của Người bảo hiểm đối với Người được bảo hiểm
– Số tiền bảo hiểm do Người được bảo hiểm quyết định
– Số tiền bảo hiểm nên thể hiện toàn bộ giá trị của tài sản được bảo hiểm
– Số tiền bảo hiểm là quyền lợi tối đa của Người được bảo hiểm
Cơ sở quyết định số tiền bảo hiểm được Người được bảo hiểm
– Tài sản là kiến trúc xây dựng: Số tiền bảo hiểm là dự toán chi phí xây dựng lại
– Tài sản là máy móc, thiết bị: Số tiền bảo hiểm là giá trị thay thế
– Tài sản là hàng hóa kinh doanh: Số tiền bảo hiểm là chi phí tái tạo lại hàng hóa
– Tài sản là các hạng mục khác: Số tiền bảo hiểm là giá thị trường hoặc giá trị thỏa thuận với Người bảo hiểm
Các yêu tố cần lưu ý đối với số tiền bảo hiểm
– Tỷ lê lạm phát: Người được bảo hiểm nên cân nhắc tỷ lệ lạm phát hàng năm để xác định số tiền mua bảo hiểm
– Gía trị của tài sản theo sổ sách: Người được bảo hiểm không nên mua bảo hiểm theo giá trị để đảm bảo không bị bảo hiểm dưới giá trị
Bảo hiểm dưới giá trị:
Là tình trạng số tiền mua bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm (được xác định tại thời điểm có tổn thất, khi đó số tiền bồi thường được tính theo tỷ lệ và Người được bảo không được bồi thường đầy đủ. Trong trường hợp tổn thất toàn bộ hoặc nghiêm trọng, các bất lợi tài chính do bảo hiểm không đầy đủ có thể dẫn đến việc dừng hoạt động kinh doanh hoặc phá sản, Để tránh điều này, Người được bảo hiểm nên được tư vấn thỏa đáng để quyết định số tiền mua bảo hiểm, xem xét lại số tiền bảo hiểm mỗi năm và lưu ý các yếu tố làm tăng giá trị tài sản, ví dụ do mua sắm thêm tài sản, do lạm phát…
Khi Người được bảo hiểm nhận biết có sự cố làm phát sinh tổn thất hoặc có khả năng làm phát sinh tổn thất thuộc trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm này, Người được bảo hiểm phải:
Ngay lập tức
– Thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để giảm thiểu tổn thất và thu hồi các tài sản bị mất mát,
– Thông báo bằng văn bản cho Bảo Minh và thông báo cho công an trong trường hợp tổn thất xảy ra do trộm cắp hoặc cho là đã xảy ra trộm cắp hoặc các hành động ác ý;
– Trong vòng 30 ngày, hoặc lâu hơn tùy theo sự đồng ý bằng văn bản của Bảo Minh, phải cung cấp cho Bảo Minh
– Khiếu nại đòi bồi thường tài sản bị tổn thất hoặc tổn hại, với càng nhiều chi tiết càng tốt, nêu rõ tất cả các hạng mục tài sản bị tổn thất hoặc tổn hại và số tiền tổn thất, tổn hại tương ứng, căn cứ vào giá trị của tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất hoặc tổn hại
– Thông tin chi tiết về các hợp đồng bảo hiểm khác, nếu có.
Vào bất kỳ lúc nào, Người được bảo hiểm, bằng chi phí của mình, phải thu thập và cung cấp cho Bảo Minh tất cả các thông tin chi tiết có liên quan, các sổ sách kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, các hóa đơn biên lai, chứng từ, tài liệu, bằng chứng liên quan đến tổn thất và nguyên nhân gây ra tổn thất, hoàn cảnh cụ thể của tổn thất, hoặc vấn đề liên quan đến trách nhiệm hoặc số tiền bồi thường mà Bảo Minh có thể yêu cầu một cách hợp lý, cùng với một bản cam kế́t hoặc văn bản dưới hình thức pháp lý khác xác nhận tính trung thực của khiếu nại và của bất kỳ vấn đề nào có liên quan đến khiếu nại.